Ông Nguyễn Đức Thắng trả lời phỏng vấn của TTXVN trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tại CHXHCN Việt Nam vào cuối tháng 1.2024.
Herr Nguyen Duc Thang gibt der vietnamesischen Nachrichtenagentur VNA vor dem Staatsbesuch des Bundespräsidenten Frank-Walter Steinmeier in der Sozialistischen Republik Vietnam Ende Januar 2024 ein Interview.
TTXVN: Xin ông cho biết mục đích và ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier là gì?
VNA: Können Sie uns bitte sagen, welchen Zweck und welche Bedeutung dieser Besuch des Bundespräsidenten Frank-Walter Steinmeier in Vietnam hat?
Nguyễn Đức Thắng: Đây là lần thứ ba ông Frank-Walter Steinmeier thăm Việt Nam.
Hai lần trước (lần đầu vào tháng 2.2008) và lần thứ hai (tháng 11.2016) ông thăm chính thức Việt Nam với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang. Sắp tới, vào cuối tháng 1.2024, ông cùng với phu nhân, bà Elke Büdenbender thăm cấp nhà nước CHXHCN Việt nam với tư cách là Tổng thống Liên bang. Việc ông nhiều lần thăm Việt Nam như vậy cho thấy rằng cá nhân ông Frank-Walter Steinmeier rất gắn bó với Việt Nam và có cảm tình lớn với Việt Nam.
Theo tôi được biết, với chuyến thăm cấp Nhà nước CHXHCN Việt Nam sắp tới của mình, Tổng thống Liên bang muốn nhấn mạnh mục tiêu của Đức là mở rộng và đa dạng hóa quan hệ chính trị và kinh tế với Việt Nam, tiếp tục những bước tiến quan trọng để tăng cường quan hệ chiến lược giữa hai nước Đức và Việt Nam. Trong chương trình thăm Việt Nam, Tổng thống Steinmeier sẽ có những cuộc gặp gỡ và trao đổi với những lãnh đạo cao cấp nhât của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cụ thể là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Sẽ có một đoàn doanh nghiệp gồm nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Đức tháp tùng Tổng thống Steinmeier. Ngoài ra, ông sẽ gặp gỡ các học viên, giáo viên dạy nghề, những cơ quan thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động để tìm hiểu thêm về hoạt động trao đổi lao động có tay nghề cao giữa Việt Nam và Đức.
Trong chương trình, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sẽ thăm TP Hồ Chí Minh. Tại đây ông sẽ cùng phái đoàn doanh nghiệp Đức gặp gỡ và trao đổi với đại diện các doanh nghiệp của Việt Nam về chủ đề triển vọng của sự phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Sau đó Tổng thống Steinmeier sẽ thăm Trường Đại học Việt Đức và có bài phát biểu trước sinh viên và giáo viên tại đây.
Cuối cùng, Tổng thống Steinmeier cũng sẽ có những cuộc trao đổi với các tổ chức phi chính phủ về vấn đề tị nạn và vấn đề quyền phụ nữ.
Nguyen Duc Thang: Diesmal ist es der dritte Besuch von Herr Frank-Walter Steinmeier in Vietnam. Zweimal zuvor (das erste Mal im Februar 2008) und das zweite Mal (November 2016) besuchte er Vietnam offiziell als Bundesaußenminister. Demnächst, Ende Januar 2024, wird er als Bundespräsident zusammen mit seiner Gattin, Frau Elke Büdenbender, einen Staatsbesuch und in der Sozialistischen Republik Vietnam abstatten. Die Tatsache, dass er Vietnam so oft besuchte, ist ein Zeichen dafür, dass Herr Frank-Walter Steinmeier persönlich mit Vietnam sehr verbunden ist und große Sympathie für Vietnam empfindet.
Soweit ich weiß, möchte der Bundespräsident mit seinem bevorstehenden Staatsbesuch in der Sozialistischen Republik Vietnam das Ziel Deutschlands unterstreichen, die politischen und wirtschaftlichen Beziehungen mit Vietnam auszubauen und zu diversifizieren, wichtige Schritte zur Stärkung der strategischen Beziehungen zwischen Deutschland und Vietnam fortzusetzen. Während seines Besuchs in Vietnam wird Bundespräsident Steinmeier politische Gespräche mit den höchsten Führern der Partei und des Staates Vietnam führen, insbesondere mit Staatspräsident Vo Van Thuong, mit dem Generalsekretär des Zentralkomitees der Kommunistischen Partei Nguyen Phu Trong, mit dem Premierminister Pham Minh Chinh und dem Präsidenten der Nationalversammlung Vuong Dinh Hue. Eine Wirtschaftsdelegation mit vielen führenden deutschen Unternehmen wird Bundespräsident Steinmeier nach Vietnam begleiten. Darüber hinaus wird er sich mit Auszubildenden, Lehrkräften und Fachkräftevermittlerinnen und -vermittlern zum Thema Fachkräfteaustausch zwischen Vietnam und Deutschland informieren.
Im Rahmen des Programms wird Bundespräsident Frank-Walter Steinmeier Ho-Chi-Minh-Stadt besuchen. Hier treffen er und die deutsche Wirtschaftsdelegation mit Vertretern vietnamesischer Unternehmen zusammen und diskutieren über Perspektiven für die Entwicklung der Wirtschafts- und Handelsbeziehungen zwischen den beiden Ländern. Anschließend wird Präsident Steinmeier die Vietnamesisch- Deutsche Universität besuchen und hier eine Rede vor Studierenden und Lehrkräften halten.
Abschließend wird Bundespräsident Steinmeier auch mit Nichtregierungsorganisationen über Flüchtlingsthemen und Frauenrechte diskutieren.
TTXVN: Thời gian qua, quan hệ Việt Nam – Đức đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Là một trí thức Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại châu Âu, ông đánh giá thế nào về những kết quả này cũng như mối quan hệ Việt Nam-Đức hiện nay?
VNA: In der vergangenen Zeit haben die vietnamesisch-deutschen Beziehungen in allen Bereichen, insbesondere in den Bereichen Wirtschaft und Handel, viele gute Ergebnisse erzielt. Wie bewerten Sie als ausländischer vietnamesischer Intellektueller, der in Europa lebt und arbeitet, diese Ergebnisse sowie die aktuelle Beziehung zwischen Vietnam und Deutschland?
Nguyễn Đức Thắng: Vâng, tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định của bà. Trong những thập kỷ vừa qua quan hệ Việt Nam – Đức nói chung đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu, cũng là quốc gia châu Âu đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Với cương vị là phiên dịch cấp nhà nước, là người có điều kiện tháp tùng nhiều đoàn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và tham dự nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai Nhà nước, tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự phát triển quan hệ đa dạng này.
Việt Nam ngày càng trở thành mục tiêu thu hút đầu tư của các doanh nghiệp CHLB Đức, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều bất ổn và có những thay đổi về địa chính trị, cũng như nhiều nước công nghiệp phát triên khác, Đức cũng mong muốn đa dạng hóa các mối quan hệ và ở Đông Nam Á, Việt Nam được coi là đối tác quan trọng của Đức.
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư của Đức vào Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang CHLB Đức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đức hợp tác với Việt Nam trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ môi trường, năng lượng sạch, đào tạo nghề lực lượng lao động chuyên môn có tay nghề cao. Đức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà còn hỗ trợ Việt Nam trong quá trình cải cách hệ thống pháp luật trong khuôn khổ Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt.
Ngoài ra, sự hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế giữa Đức và Việt Nam cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Việt và những hội đoàn Việt Nam tại Đức. Bên cạnh công tác „ngoại giao nhà nước“, những hoạt động „ngoại giao nhân dân“ và những hoạt động như dự án „100.000 khẩu trang của cộng đồng người Việt ủng hộ nhân dân 16 bang của Đức“ hoặc dự án „Người Việt quyên góp ủng hộ nhân dân hai bang bị lũ lụt tại miền Tây Nam nước Đức“ cũng góp phần vào việc tăng cường quan hệ giữa cộng đồng người Việt tại Đức với nhân dân sở tại góp phần vào việc tăng cường sự hiểu biết giữa hai dân tộc và nâng cao uy thế của người Việt tại Đức.
Với việc thường xuyên trao đổi đoàn Lãnh đạo cấp cao giữa Đức và Việt Nam, với sự hợp tác giữa hai Nhà nước và giữa các doanh nghiệp của hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục và đào tạo v..v.. cũng như thông qua sự đóng góp của cộng đồng người Việt tại Đức, tôi thiết nghĩ rằng trong tương lai, quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, củng cố sự tin cậy lẫn nhau và qua đó khai thác được một cách tối đa thế mạnh của mỗi bên.
Nguyen Duc Thang: Ja, ich teile voll und ganz Ihre Meinung. In den letzten Jahrzehnten haben die Beziehungen zwischen Vietnam und Deutschland im Allgemeinen viele gute Ergebnisse in allen Bereichen erzielt, insbesondere in den Bereichen Wirtschaft und Handel. Deutschland ist Vietnams größter Handelspartner in Europa und das europäische Land mit den größten Investitionen in Vietnam.
Ich bin Dolmetscher auf Staatsebene und habe die Gelegenheit, viele hochrangigen vietnamesischen Führungsdelegationen zu begleiten und an vielen wichtigen Ereignissen in den Beziehungen zwischen den beiden Staaten teilzunehmen, so dass ich die Entwicklung vielfältiger Beziehungen direkt miterlebt habe und dies nur bestätigen kann.
Vietnam wird zunehmend zu einem Investitionsziel für deutsche Unternehmen. Wie viele andere Industrieländer und insbesondere vor dem Hintergrund internationaler Instabilität und geopolitischer Veränderungen will Deutschland auch seine Beziehungen in Südostasien diversifizieren, wo Vietnam als wichtiger Partner Deutschlands gilt.
Neben den steigenden deutschen Investitionen in Vietnam nimmt die Investition vieler vietnamesischer Unternehmen in verschiedenen Bereichen in Deutschland immer zu.
Deutschland kooperiert mit Vietnam in vielen wichtigen Wirtschaftsbereichen wie Umwelttechnologie, saubere Energie und Berufsausbildung für hochqualifizierte Fachkräfte. Deutschland hat Vietnam nicht nur im Prozess des wirtschaftlichen Wandels geholfen, sondern unterstützt Vietnam auch bei der Verwaltungsreform und bei der Reform des Rechtssystems im Rahmen des Deutsch-Vietnamesischen Rechtsstaatsdialogs.
Darüber hinaus entwickelte sich die Zusammenarbeit zwischen Deutschland und Vietnam auf den Gebieten Kultur, Bildungswesen und Gesundheitswesen auch sehr stark, wobei die vietnamesische Community und die vietnamesischen Vereine in Deutschland einen nicht geringen Beitrag geleistet haben. Neben den Aktivitäten der „Staatsdiplomatie“ gibt es auch Aktivitäten der „Volksdiplomatie“ wie das Projekt „100.000 Schutzmasken der vietnamesischen Gemeinschaft für die Bevölkerung in den 16 Bundesländern“ oder die Spendenaktion der vietnamesischen Gemeinschaft in Deutschland als „Hilfe für die Flutopfer in NRW und Rheinland-Pfalz. Diese Aktivitäten haben auch dazu beigetragen, die Beziehungen zwischen der vietnamesischen Gemeinschaft in Deutschland und der deutschen Bevölkerung zu festigen und so zur Stärkung der Völkerverständigung zwischen den beiden Völkern und zur Erhöhung des Ansehens der vietnamesischen Gemeinschaft in Deutschland beizutragen.
Ich bin der Meinung, dass sich die Beziehungen zwischen den beiden Ländern dank des regelmäßigen Austausches hochrangiger Führungsdelegationen zwischen Deutschland und Vietnam, dank der Zusammenarbeit zwischen den beiden Staaten und zwischen den Unternehmen beider Länder in den Bereichen Wirtschaft, Handel, Investitionen, Kultur und Bildung usw. sowie durch die Beiträge der vietnamesischen Gemeinschaft in Deutschland in der Zukunft stärker entwickeln werden, dass das gegenseitige Vertrauen zwischen beiden Ländern gefördert wird und so die Vorteile beider Seiten optimal ausgeschöpft werden können.
TTXVN: Là chủ tịch Câu lạc bộ Văn nghệ Tháng Mười, một hội đoàn vốn được coi là cầu nối văn hóa đối ngoại giữa Việt Nam và Đức, xin ông cho biết những hoạt động nổi bật của hội trong việc thúc đẩy giao lưu, trao đổi văn hóa giữa hai nước.
VNA: Als Vorsitzender der Kulturgruppe Oktoberclubs (VN10CLUB), einem Verein, der als kulturelle Brücke zwischen Vietnam und Deutschland gilt, erzählen Sie uns bitte von den herausragenden Aktivitäten des Vereins bei der Förderung des Kulturaustauschs und der Beziehungen zwischen den beiden Ländern.
Nguyễn Đức Thắng: Hiện tại số lượng và nội dung hoạt động của những hội đoàn người Việt tại CHLB Đức rất phong phú, trong đó có rất nhiều Hội đồng hương. Câu lạc bộ Văn nghệ Tháng Mười chúng tôi được thành lập từ năm 2011. Chúng tôi là thành viên của Hội Đức-Việt tại CHLB Đức. Chúng tôi là một trong số ít những hội đoàn hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại. Ngoài việc giữ gìn truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam, chúng tôi còn xác định mục tiêu hoạt động của mình là giới thiệu và truyền bá văn hóa-nghệ thuật Việt Nam cho bạn bè Đức và quốc tế.
Với những tiết mục văn nghệ của mình, chúng tôi đã tham gia nhiều sự kiện quốc tế như Tuần lễ đa văn hóa ở nhiều thành phố khác nhau, trình diễn tại nhiều sự kiện và hoạt động quan trọng kỷ niệm 35 năm, 40 năm và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi thuyết trình với bạn bè Đức và quốc tế, giới thiệu về nhiều chủ đề như tình yêu quê hương đất nước Việt Nam, về biển đảo Trường Sa, về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam, về nhạc cụ và trang phục dân tộc Việt Nam, về ẩm thực Việt Nam v..v..
Ngoài ra, CLB chúng tôi còn thường xuyên tham gia vào những hoạt động từ thiện ở cả Việt Nam và ở Đức như ủng hộ đồng bào ở những vùng bị thiên tai miền Trung, ủng hộ quân và dân Trường Sa, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam và các cháu mồ côi, khuyết tật ở trong nước. Riêng ở Đức, trong thời kỳ dịch COVID xảy ra, CLB chúng tôi đã tổ chức may khẩu trang để ủng hộ những người dân ở Berlin, chúng tôi còn tham gia vào Ban lãnh đạo của hai dự án ủng hộ nhân dân Đức là „100.000 khẩu trang ủng hộ 16 bang của Đức“ và „ủng hộ nạn nhân bị lũ lụt của Đức tại hai bang NRW và Rheinland-Pfalz.“
Với những hoạt động này, CLB Văn nghệ Tháng Mười chúng tôi đã góp phần vào việc thúc đẩy giao lưu, trao đổi văn hóa giữa Đức và Việt Nam, tăng cường hiểu biết dân tộc giữa hai nước và nâng cao uy thế của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức.
Nguyen Duc Thang: Gegenwärtige gibt es in Deutschland sehr viel vietnamesischen Vereine, die auf unterschiedlichen Gebieten tätig sind, darunter sind sehr viele Landsmannsvereine. Unser Verein Oktoberclub wurde 2011 gegründet. Wir sind Mitglied der Deutsch-Vietnamesischen Gesellschaft in Deutschland. Wir sind einer der wenigen Vereine, die im Bereich der Kultur tätig sind. Neben der Bewahrung der vietnamesischen Kultur- und Kunsttraditionen haben wir es als unsere Ziele gestellt, die Kultur und Kunsttraditionen Vietnams den deutschen und internationalen Freunden zu präsentieren.
Mit unseren Kunstdarbietungen haben wir an vielen internationalen Veranstaltungen wie Interkulturellen Woche in vielen verschiedenen Städten teilgenommen, wir sind bei vielen wichtigen Veranstaltungen und Events zum 35. und 40. und 45. Jubiläum der Aufnahme diplomatischer Beziehungen zwischen den beiden Ländern aufgetreten.
Wir haben viele Vorträge mit deutschen und internationalen Freunden gehalten und dabei über viele Themen wie Liebe zu unserem Heimatland, über die Spratley-Inseln, über kulturelle Traditionen, Sitten und Bräuche Vietnams, über Volksmusikinstrumente und traditionellen Trachten der Minderheiten in Vietnam sowie über die vietnamesische kulinarische Kultur präsentiert.
Darüber hinaus beteiligt sich unser Club auch regelmäßig an Spendenaktionen in Vietnam und Deutschland, beispielsweise an der Spendenaktion für Opfer der Naturkatastrophen in Zentralvietnam für die Bevölkerung auf den Spratley-Inseln sowie für Opfern von Agent Orange sowie Waisen und behinderten Kinder in Vietnam. Insbesondere in Deutschland organisierte unser Verein während der COVID-Epidemie Aktion: Nähen von Masken, um die Menschen in Berlin zu unterstützen. Außerdem beteiligten wir uns im Vorstand an zwei Projekten zur Unterstützung der deutschen Bevölkerung: „100.000 Schutzmasken für 16 deutschen Bundesländern“ und „Spendenaktion für Flutopfer in den beiden Bundesländern NRW und Rheinland-Pfalz.“ Mit diesen Aktivitäten hat unser Oktoberclub dazu beigetragen, den kulturellen Austausch zwischen Deutschland und Vietnam zu fördern, die Völkerverständigung zwischen den beiden Ländern zu stärken und das Ansehen der vietnamesischen Community in Deutschland zu erhöhen.